Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Ngoại hạng Anh sa sút nhưng chưa 'xuống hạng'

Ngoại hạng Anh sa sút nhưng chưa 'xuống hạng'

Dù chỉ là kém may mắn nhất thời hay đổ vỡ có hệ thống, Ngoại hạng Anh đang đối diện với nguy cơ lần đầu tiên kể từ mùa giải 1995-1996 không có đại diện nào góp mặt ở tứ kết Champions League.
Milan đè bẹp Arsenal / Napoli thắng ngược Chelsea

Arsenal (áo vàng) mở nhạt trước Milan ởượt đi vòng 16 đội.
Arsenal (áo vàng) mở nhạt trước Milan ở lượt đi vòng 16 đội.
Trong những tuần đầy biến động ở Champions League gần đây, người hâm mộ chứng kiến một hiện tượng đã không xảy ra từ lâu lắm rồi. Đó là sự sa sút của các đội bóng Anh: Man Utd cùng Man City bị loại ngay từ vòng bảng, còn Chelsea thua đậm Napoli 1-3 và Arsenal thảm bại 0-4 trước Milan ở lượt đi vòng 16 đội.
Những người Anh mộng mơ có thể vẫn tin vào phép mầu mong manh giúp hai đại diện còn lại của họ lật ngược thế cờ trong lượt về trên sân nhà. Nhưng những người thực tế thì đã chấp nhận rằng, tứ kết giải đấu danh giá nhất châu Âu năm nay sẽ không còn một đội bóng Anh nào.
Mới cách đây chưa xa, mùa giải 2009-2010, nước Anh không có đội bóng nào lọt vào bán kết. Vậy nên cũng dễ hiểu khi có những ý kiến có phần vội vã cho rằng bóng đá xứ sương mù đang ở vào giai đoạn thoái trào.
Chuyện không có đại diện ở tứ kết Champions League, nếu xảy ra thật, mới chỉ là lần đầu tiên sau suốt 16 năm. Cả một quãng thời gian từ năm 2004 đến 2009 được xem là giai đoạn rực rỡ của bóng đá Anh: Man Utd có những năm tháng thành công nhất trong lịch sử. Chelsea được dẫn dắt bởi một trong những huấn luyện viên tài ba nhất của thời đại - Jose Mourinho và kiếm được điểm số trung bình trong từng trận cao nhất lịch sử giải Ngoại hạng Anh. Rafa Benitez ở Liverpool được thừa nhận là một nhà chiến lược thực thụ của bóng đá châu Âu. Arsenal được tặng biệt danh Invincibles (bất khả chiến bại) do thành tích vô địch Ngoại hạng Anh năm 2004 mà không thua trận nào, và sau đó 2 năm góp mặt trong trận chung kết Champions League.
Nhưng lịch sử dù rực rỡ đến đâu, vẫn không thoát khỏi quy luật sau những đỉnh cao – bằng cách này hay cách khác – sẽ có thoái trào. Việc các câu lạc bộ Anh mãi mãi bùng nổ ở châu Âu là điều không thể, nhất là vào lúc hai gã khổng lồ của Tây Ban Nha là Barcelona và Real Madrid đang như mặt trời chính ngọ.
Chelsea không may khi đang có phong độ không tốt.
Chelsea đang ở vào thời kỳ phong độ không tốt.
Tuy nhiên, để đánh giá sức mạnh chung của cả giải Ngoại hạng Anh, cần nhìn rộng hơn thành tích của một vài đội bóng tiếng tăm nhất.
Barca và Real đang ở trên đỉnh cao, nhưng La Liga còn phải qua một quãng đường nữa nếu muốn đạt đến tầm vóc như Ngoại hạng Anh. Premier League đều đặn có đại diện ở tứ kết Champions League suốt 16 năm, con số của La Liga mới chỉ là 8 năm.
Man Utd và Man City dù bị loại sớm nhưng không ai dám nói chắc rằng, hai đội này không thuộc nhóm 5 hay 6 câu lạc bộ hàng đầu châu Âu. Nhiều ý kiến chuyên môn vẫn cho rằng cả hai đã không may nên mới phải dừng bước sớm đến vậy. Man City đã rơi vào bảng tử thần với những Bayern Munic, Napoli... ngay trong mùa giải đầu tiên ở Champions League. Man Utd ở vào giai đoạn phong độ sa sút một cách bất thường, kết hợp với cơn bão chấn thương liên miên cộng thêm quá chủ quan.
Ngoại hạng Anh cũng không may mắn khi hai đội còn sót lại ở vòng 16 đội đều đang trong giai đoạn khủng hoảng. Wenger đang ở vào giai đoạn tồi tệ nhất trong sự nghiệp 16 năm dẫn dắt Arsenal; trong khi những kế hoạch chuyển tiếp đội ngũ của Andre Villas-Boas tại Chelsea chưa thành công. Trong khi đại gia khủng hoảng, Ngoại hạng Anh cũng có đội đang lên chân mạnh như Tottenham, nhưng đội này chỉ có thể góp mặt ở Champions League năm sau.
Có lẽ nền tảng chung của Premier League vẫn chắc chắn, nhưng đâu đó trên cái nền ấy đã xuất hiện thay đổi lên xuống. Chính sách FFP (*) đang bắt đầu biến đổi cái nhìn tổng quát. Sắp tới sẽ là giai đoạn mở nhất trong những thời kỳ đa dạng hóa của Champions League, kể từ lần đầu tiên mở rộng ở mùa giải 1999-2000.
Nhưng ngay cả như vậy, vẫn có những nền bóng đá nhất định chiếm lĩnh vị trí cửa trên. Xét trên các khía cạnh tài chính, chính sách và khả năng, đó là Đức, Tây Ban Nha và Anh.
Hà Uyên
(*) FFP: Financial Fair Play - Công bằng tài chính. Là chính sách do UEFA đưa ra vào tháng 9/2009 nhằm giảm sức ép tiền lương và phí chuyển nhượng, khuyến khích các đội bóng đầu tư dài hạn vào đào tạo cầu thủ trẻ, FFP có tác dụng hạn chế tiêu pha của các câu lạc bộ nhà giàu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét